Thói quen ăn uống kém lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, đây là một yếu tố bạn hoàn toàn có thể thay đổi được. Bài viết sau sẽ...

Nhìn chung, người bị xơ vữa động mạch nên có chế độ ăn tốt cho tim mạch (ví dụ như chế độ ăn Địa Trung Hải), bao gồm các loại rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, các loại đậu… để tăng cường sức khỏe và chức năng tim.

Theo đó, bạn nên ăn đủ các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống thường ngày:

Rau củ, trái cây tươi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng cường ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể cải thiện đáng kể chức năng tim, giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc ngừng tim đột ngột.

Các loại rau củ, trái cây tươi thường chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp giữ sức khỏe tim mạch tối ưu. Thêm vào đó, các loại rau củ, trái cây cũng thường chứa ít calorie, từ đó giúp bạn duy trì cân nặng ổn định, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Bạn có thể ăn nhiều loại rau củ, trái cây khác nhau nhưng nên chọn thực phẩm tươi, tránh ăn trái cây đóng hộp hay nước ép vì chúng thường chứa nhiều đường, các chất bảo quản không tốt cho tim mạch.

Một người trưởng thành bị xơ vữa động mạch nên ăn từ 1,5 - 2 cốc trái cây, 2,5 - 3 cốc rau củ mỗi ngày.

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi có thể giúp giảm nồng độ cholesterol, ngăn mảng xơ vữa

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giữ sức khỏe tim mạch và giảm thiểu tác động tiêu cực của mảng xơ vữa động mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường giàu dưỡng chất, chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp điều chỉnh huyết áp và nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tới 30%.

Thịt nạc

Các thực phẩm giàu protein thực vật và các loại thịt nạc đều chứa ít chất béo và natri. Các nguồn thịt nạc tốt gồm các loại cá béo (giàu acid béo omega-3), thịt gia cầm bỏ da, trứng… giúp giảm viêm, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính. Các loại thực phẩm giàu protein thực vật lành mạnh có thể kể tới như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành…

Chất béo lành mạnh

Nhiều người nghĩ người bị xơ vữa mạch vành cần tránh tất cả các loại chất béo. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng xấu. Trên thực tế, ăn một lượng vừa phải các chất béo lành mạnh cũng rất tốt cho tim.

Các chất béo lành mạnh (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) có thể duy trì cấu trúc mỡ, bảo vệ bạn khỏi các cơn đau tim, đột quỵ. Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm dầu olive, dầu lạc (đậu phộng), dầu hạt cải, hạt lanh, quả bơ, các loại hạt và quả hạch, các sản phẩm từ sữa ít hoặc không béo.

Một vài lưu ý khác để có chế độ ăn tốt cho người bị xơ vữa động mạch

- Ngoài việc ăn đủ các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch, bạn cũng nên hạn chế natri, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, carbohydrate tinh chế và rượu bia để kiểm soát tốt tình trạng xơ vữa động mạch.

- Kiểm soát khẩu phần ăn: Điều này giúp bạn không bổ sung quá nhiều calorie, chất béo và natri, từ đó có thể duy trì cân nặng ổn định.

- Thay muối ăn bằng các loại gia vị, thảo mộc.

- Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua đồ để tránh ăn quá nhiều chất béo và natri.

Nên đọc

- Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh xơ vữa động mạch cũng có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng thêm một số thảo dược tốt cho tim, giúp tăng lưu thông máu như đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học immunesoyz chiết xuất từ đậu tương Nhật Bản.

Trong đó, đan sâm là dược liệu giúp hỗ trợ cho tim khỏe mạnh, tăng lưu thông máu, dự phòng nhồi máu cơ tim (đan sâm được nhiều chuyên gia đánh giá có tác dụng ngang với bài thuốc quý Tứ vật thang - bài thuốc "bổ huyết điều huyết" kinh điển của y học cổ truyền).

Tác dụng của đan sâm lên hệ tim mạch bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, giãn mạch, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch. Đan sâm cũng làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối, dự phòng nhồi máu cơ tim.

Hoa hòe chứa rutin - 1 dạng vitamin P giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu và giúp làm bền thành mạch máu, từ đó tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tốt não khỏe tim. Đặc biệt, khi kết hợp với immunesoyz (là enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men), các thành phần này có thể giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa (nguyên nhân gây hẹp tắc lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu tới não, tới tim), hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay. Dùng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ huyết áp, phòng nguy cơ tăng huyết áp đột ngột gây ra đột quỵ.

Bạn nên sử dụng sản phẩm chứa các thành phần đan sâm, immunesoyz và hoa hòe được chứng minh hiệu quả trong Dự án Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 để phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Vi Bùi H+ (Theo Netmeds)

TPBVSK Minh Thông Vương New - Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay. Dùng tốt cho người có bệnh lý nền: Tăng huyết áp, mỡ máu cao, tim mạch.

Sản phẩm của dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 và đã được cấp chứng chỉ công nhận là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn bởi Liên hiệp Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam.

Công dụng: Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: Đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay.

Đối tượng sử dụng: Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch. Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.

Cách dùng:

- Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.

- Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt.

XNCB: 17579/2017/ATTP - XNCB
XNQC: 1475/2020/XNQC - ATTP

Lưu ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Thông Vương New. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Bình luận