Giao tiếp là một kĩ năng thiết yếu của mỗi con người trong cuộc sống và chính là chìa khóa dẫn đến 90% thành công trong công việc, nhưng có nhiều người vẫn không thể học cách giao tiếp.

Trên thực tế, trong cuộc sống này có nhiều người luôn gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc thậm chí còn không nhận thức được bản thân đang hiểu sai và mắc lỗi trong quá trình giao tiếp cơ bản.

Trước hết, điều chúng ta cần phải nắm được: Mục đích của giao tiếp chính là "giải quyết vấn đề"!

1. Yếu tố hoàn chỉnh

Giao tiếp cần có kĩ năng không? Học kĩ năng giao tiếp thì có khó không? Mỗi người không ai giống ai, vậy thì làm thế nào để giao tiếp hiệu quả nhất?

Việc trở thành "bậc thầy" giao tiếp là điều vô cùng khó với mỗi người. Vì quá trình giao tiếp đòi hỏi phải quan sát bằng mắt, nghe bằng tai, đại não hoạt động liên tục, miệng biểu đạt ngôn từ và vận dụng kiến thức tâm lí học để giải quyết tình huống phát sinh.

Nhưng thực hiện được giao tiếp cơ bản thì không hề khó. Chúng ta đã trải qua kiến thức ngữ văn cấp tiểu học, sáu yếu tố trong văn trần thuật bao gồm: Thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân sự việc, diễn biến, kết quả. Đây cũng chính là kĩ năng cơ bản trong giao tiếp.

Đảm bảo được 6 yếu tố trên, bạn đã hoàn thành được "khung sườn" cho câu chuyện mà bạn muốn truyền đạt. Chỉ khi chúng ta lớn dần lên lại quên đi kĩ năng cơ bản nhất này mà thôi.

Thành bại cũng từ cái miệng mà ra, biết nghệ thuật giao tiếp thì đánh đâu thắng đó - Ảnh 1.

2. Rõ ràng, trực tiếp

Sau khi nắm được những yếu tố hoàn chỉnh trong giao tiếp, bài học tiếp theo sẽ là: Mức độ trực tiếp và mức độ rõ ràng trong giao tiếp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.

Nhiều cấp trên vì để thể hiện đồng thời sự "thân thiết" và "uy quyền" của mình với nhân viên nên thường sử dụng phương pháp giao tiếp nhẹ nhàng, mềm mỏng. 

Họ thích dùng những câu nghi vấn như: "Thế này có được không? Thế kia có đúng không?..." Nhân viên cấp dưới nghe sếp của mình nói như vậy chỉ cảm thấy người sếp này rất tốt, mặc dù chưa hiểu nội dung là gì.

Có người còn mang cả bản tính "áp đặt" để đưa vào câu chuyện. Họ thích thêm những câu như: "Bạn biết đấy! Bạn cũng hiểu đấy!...", ngay cả khi không chắc người nghe có hiểu hay không.

Nhiều người còn sử dụng cách nói "hại não" hơn: Đó là ẩn ý. Cách nói này đòi hỏi người nghe phải vận dụng trí óc nhanh nhạy để hiểu ra ý nghĩa thật sự trong câu nói của đối phương.

Vậy nên, phương thức biểu đạt trực tiếp, chính xác, rõ ràng sẽ nâng cao hiệu quả trong giao tiếp.

3. Tập trung trọng điểm

Thành bại cũng từ cái miệng mà ra, biết nghệ thuật giao tiếp thì đánh đâu thắng đó - Ảnh 2.

Nhiều người làm báo cáo tổng kết công việc, thảo luận vấn đề rất thích lập luận quá nhiều, không có hồi kết, cảm giác nói nhiều như thế mới biểu đạt hết ý tứ câu chuyện. Cho dù người nghe có thời gian, nhưng có lẽ họ sẽ không còn hứng thú nghe tiếp nữa.

Còn có trường hợp khác: Vì không nắm vững được cách biểu đạt sự việc nên dẫn đến giải trình lan man, nói rất nhiều nhưng không cho được kết quả, không nói được trọng tâm của vấn đề. 

Vì vậy, nắm bắt được trọng điểm mới có thể đạt được mục đích trong giao tiếp.

4. Để người nghe có thể hiểu

Những ngành nghề đặc thù sẽ xuất hiện một trường hợp rất thú vị: Mọi người đều thích dùng những "thuật ngữ chuyên ngành" để giao tiếp với nhau. Đối với người trong ngành, việc này có thể giảm tải được lượng câu nói và khiến quá trình giao tiếp đạt được mục đích nhanh hơn.

Nhưng nếu trong tình huống cần phải có sự tham luận của người ngoài ngành thì sao? Lúc này thì việc để cho đối phương hiểu được mình đang nói gì mới là quan trọng nhất.

Làm sao để người nghe hiểu được những "thuật ngữ" ấy cũng cần phải có kĩ năng. Những người có kĩ năng giao tiếp tốt sẽ biết cách sử dụng phương pháp: Ẩn dụ, so sánh, đưa ví dụ,… để làm rõ vấn đề cho người nghe, cho họ cảm giác chân thực hơn về sự việc đang được đề cập đến.

Mục đích của giao tiếp chính là "giải quyết vấn đề" - Ảnh 5.

Một trường hợp thực tế của hiện nay là nhiều người sử dụng những từ ngữ "hải ngoại" hoặc một dạng biến thể không chính thống khác của từ gốc để đưa vào trong giao tiếp thường ngày của mình. 

Chưa cần nói đến việc người nói có cố ý hay vô tình thể hiện sự "hơn người" của mình trước mặt người khác hay không, nhưng ít nhiều cũng khiến cho đối phương cảm thấy không được thoải mái.

Cảnh giới cao nhất của giao tiếp chính là khiến cho người nghe có thể hiểu, chứ không phải để "thể hiện".

5. Kết thúc vấn đề

Bất kể bạn đã sử dụng phương pháp giao tiếp nào, quá trình giao tiếp có vui vẻ hay không thì nhiệm vụ cuối cùng phải là: Vấn đề đã được giải quyết chưa?

Một ví dụ điển hình: Bạn sắp xếp công việc cho cấp dưới. Bạn cảm thấy mọi người bàn bạc với nhau rất thuận lợi. Nhưng cuối cùng kết quả nhận được không hề làm bạn hài lòng. Vậy thì đó chính là giao tiếp không có hiệu quả.

Trong quá trình giao tiếp, đôi bên phải dựa vào sự phản hồi của nhau để phán đoán và hiểu được chính xác ý đồ của đối phương. Một khi hai bên đã đạt được mục đích và thấu hiểu rõ ràng thì coi như quá trình giao tiếp cũng đi đến hồi kết "giải quyết vấn đề" – Hoàn thành mục tiêu của giao tiếp.

(Nguồn: Zhihu)


Bình luận