Đối mặt cái nóng 50 độ C, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang tự tạo mưa bằng cách sử dụng thiết bị bay không người lái phóng tia điện vào mây.

UAE là một trong những quốc gia khô cằn nhất trên Trái đất và họ hy vọng kỹ thuật này có thể giúp tăng lượng mưa hàng năm ít ỏi của mình. Và, nó đang phát huy tác dụng.

Đoạn video do Trung tâm khí tượng quốc gia của UAE chia sẻ cho thấy các trận mưa xối xả xuất hiện khắp quốc gia này, mặc dù đang ở giữa đợt nóng cao điểm của mùa Hè với nhiệt độ trên ngưỡng 50 độ C.

Cơ quan khí tượng trên cho biết những trận mưa trên là kết quả của kỹ thuật “gieo hạt đám mây”, hay là tăng cường ngưng tụ hơi nước trong mây để nâng cao khả năng xảy ra mưa. 

Chiến dịch “tạo hạt đám mây” là một phần trong nghiên cứu nâng lượng mưa đang diễn ra ở UAE.

Năm 2017, chính phủ UAD đã cấp vốn 15 triệu USD cho 9 dự án tạo mưa khác nhau. Ngoài tạo mưa bằng cách dùng thiết bị bay phóng điện vào mây, dự án dùng máy bay phóng “tên lửa” chứa phân tử muối vào mây cũng thu được sự chú ý. 

Xem video mô phỏng hiện tượng các giọt nước nhỏ trong mây va chạm lẫn nhau, tạo thành giọt lớn hơn và có thể ngưng tụ thành hạt mưa (nguồn: Daily Mail):

Một số khu trượt tuyết ở Colorado, Mỹ, cũng đã sử dụng công nghệ trên đã tạo tuyết rơi dày hơn. Trước lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008, ban tổ chức cũng phải nhờ đến công nghệ phóng phân tử muối vào mây để tạo mưa ở vùng ngoại ô nhằm giữ cho sân vận động được khô ráo. 

Trước đó, Liên Xô cũ cũng đã dùng công nghệ gieo hạt đám mây để ngăn chặn bụi phóng xạ từ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 lan đến thủ đô Moskva. 


Bình luận