Ngoài chùm ba bài thơ thu, Nguyễn Khuyến còn hơn 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm thuộc các thể thơ Đường, cổ phong, lục bát với nhiều đề tài phong phú.

Thứ bảy, 24/7/2021, 20:38 (GMT+7)

Ngoài chùm ba bài thơ thu, Nguyễn Khuyến còn hơn 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm thuộc các thể thơ Đường, cổ phong, lục bát với nhiều đề tài phong phú.

Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng. Quê ông ở Ý Yên, Nam Định, nhưng sống chủ yếu ở huyện Bình Lục, Hà Nam.

Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, ông đỗ đầu kỳ thi Hương năm 1864. Sau mấy lần thi trượt, đến năm 1871 ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. Do đỗ đầu cả ba kỳ thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Ông cũng được coi là bậc thầy của tiếng Việt; nhiều bài thơ đạt đến trình độ cổ điển của tiếng Việt tính từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ảnh tư liệu.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ảnh tư liệu.

Câu 1: "Khóc Dương Khuê" là bài thơ được Nguyễn Khuyến viết khi bạn qua đời. Ngoài việc đỗ cử nhân, tiến sĩ và làm quan, Dương Khuê còn là một nhà thơ. Đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

Lê Nam - Tổng hợp


Bình luận