Từ quán bánh canh được người mẹ quá cố truyền lại, cả gia đình ông Vũ (50 tuổi, ngụ TP.HCM) cùng nhau kế thừa, phát triển.

Cần câu cơm của cả gia đình

Chuyện cả nhà từ đời này sang đời khác hay nhiều thành viên trong gia đình cùng nhau bán quán - cần câu cơm ban đầu - đã không còn xa lạ ở TP.HCM. Mỗi thế hệ, mỗi lớp người, học vấn trình độ khác nhau nhưng vẫn cùng chung tay nối tiếp cơ nghiệp của chính ông bà, ba mẹ để lại để sống khỏe khiến nhiều thực khách không khỏi thắc mắc. 

Trở lại với quán bánh canh ông Vũ, vậy tô bánh canh có gì mà khách ví von như bị ông chủ "bỏ bùa", ăn một lần là kết luôn suốt mấy chục năm?

14 giờ chiều một ngày đầu tuần, tôi ghé quán bánh canh của ông Vũ nằm ở chân cầu Calmette (Q.1, TP.HCM). Không mấy ngạc nhiên bởi suốt hàng chục năm qua, dù là giờ nào thì quán vẫn đều đặn khách ghé ăn. Chủ quán cùng người thân trong nhà thì tất bật, làm không kịp thở để khách không phải chờ đợi lâu.

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 1.

Cả gia đình ông Vũ cùng bán bánh canh.

CAO AN BIÊN

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 2.

Ông chủ kế thừa công thức nấu bánh canh của mẹ.

CAO AN BIÊN

Vừa vã mồ hôi làm bánh canh cho khách, ông Vũ vừa tâm sự ở quán ăn này không có nhân viên bởi tất cả đều là người thân ruột thịt trong gia đình của mình. Mỗi người một nhiệm vụ, cứ như vậy làm hết sức “thuần thục" suốt nhiều năm qua.

Chỉ vào người đàn ông luống tuổi làm nhiệm vụ giữ xe, lâu lâu lại tiếp than cho nồi bánh canh phía trước quán để nước lèo luôn giữ được độ nóng, ông Vũ nói đó chính là anh vợ của ông. Chàng trai trẻ tuổi làm nhiệm vụ tính tiền, đôi khi làm shipper giao bánh canh tận nơi cho khách, là con trai đầu của ông mới đi nghĩa vụ quân sự về, phụ gia đình bán quán cũng mới hơn 1 năm qua.

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 3.

Quán bán từ 10 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ chiều.

CAO AN BIÊN

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 4.

Nồi bánh canh có màu sắc bắt mắt.

CAO AN BIÊN

“Còn con bé này là cháu ruột tôi, gọi tôi là dì, làm nhiệm vụ bưng bê, phục vụ khách. Tôi thì phụ trách khu vực bếp bên trong, nấu và sơ chế các nguyên liệu. Cả gia đình bà con họ hàng, người thân cùng quây quần bên nhau bán quán suốt ngần ấy năm, quen rồi, cũng vui lắm. Nhiệm vụ mỗi người là vậy thôi chứ ai rảnh việc nào thì tiếp người còn lại một tay", bên trong bước ra, bà Ngọc Thảo (47 tuổi, vợ ông Vũ) tiếp lời.

Dường như người dân sống xung quanh khu vực này không ai không biết tới quán bánh canh của gia đình ông Vũ, khi 40 năm trước mẹ ông mở bán. Ban đầu, nó chỉ là một cái gánh nhỏ ở ngã ba đường gần đây. Ông chủ nhớ lại khi đó, quán cũng đông khách không kém bây giờ, mẹ ông thì buôn bán chính, các chị em của ông cùng nhau phụ bà.

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 5.

Mỗi tô bánh giá từ 65.000 - 75.000 đồng.

CAO AN BIÊN

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 6.

Sau này, mẹ mất. Ông kế thừa hàng ăn của mẹ, rồi thuê mặt bằng ở đây mở quán khang trang hơn, ngót nghét cũng đã  6, 7 năm qua. Phần vì thương cái cơ nghiệp, thương hiệu bánh canh mà mẹ dành cả đời gầy dựng, phần vì cũng yêu nghề, ông quyết kế thừa, phát huy nó đến mãi những ngày sau.

“Cái này là chén cơm, là thu nhập chính của cả gia đình mình suốt mấy chục năm qua, nên làm sao mà bỏ được. Nói thiệt, nhờ có quán này mà tôi khôn lớn, rồi tôi lại có điều kiện nuôi các con không lớn như bây giờ. Tụi nhỏ phụ mình vậy thôi, như thằng lớn thì phụ cả ngày, còn thằng út mới học lớp 10, ngày nào mà rảnh thì cũng ra tiếp ba mẹ, nhưng cũng không nghĩ là các con sẽ nối nghiệp gia đình. Nó nối nghiệp được thì tốt, không được cũng không sao, cứ cho các con trải nghiệm. Tôi cũng không quá đặt nặng việc kế thừa hay gì", nhìn con trai, bà Thảo trìu mến.

Bánh canh cua xào 40 năm gia truyền hút khách ở quận 3

“Ăn ở đây mấy chục năm, không bỏ được"

Anh Trần Quang Minh (22 tuổi, con trai ông Vũ và bà Thảo) thì tâm sự rằng dù đã học và có bằng lái xe tải, tuy nhiên suốt 1 năm qua anh vẫn phụ ba mẹ bán vì tìm thấy được niềm vui khi làm quán ăn này cùng cả gia đình. 

Vì là người trong nhà, anh Minh được ba mẹ “trả lương" bằng mấy bữa ăn hằng ngày.

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 7.

Quán không có khái niệm nhân viên bởi tất cả đều là người một nhà.

CAO AN BIÊN

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 8.

Anh Minh làm shipper.

CAO AN BIÊN

“Nhưng mà em cũng có thu nhập riêng. Chẳng hạn như khi khách có nhu cầu ship tận nơi, thậm chí xuyên quận, em cũng được tiền ship. Tiền này thì em giữ, cũng có để chi tiêu hằng ngày", chàng trai trẻ cười nói.

Riêng với các thành viên khác, vì là người thân của nhau nên việc “trả lương", được ông Vũ tiết lộ là thoáng hơn và tốt hơn so với việc thuê nhân viên. Ông hạnh phúc vì có sự đồng hành của tất cả những người thương yêu để mỗi ngày mang tới những phần ăn mang hương vị gia truyền tâm huyết nhất đến với thực khách ở TP.HCM.

Chiều chiều, bà Thu Vân (57 tuổi, ngụ Q.1) ghé quán, gọi một tô bánh canh quen thuộc. Trong lúc chờ món được mang ra, vị khách tâm sự mình là mối “ruột" ở đây suốt hơn 20 năm, từ thời mẹ ông Vũ còn bán gánh ngoài đường.

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 9.

Bà Vân ăn ở đây hơn 20 năm.

CAO AN BIÊN

Quán bánh canh cua ‘không có nhân viên' 40 năm… ‘bỏ bùa' khách ở TP.HCM - Ảnh 10.

“Bánh canh ở đây ngon, hương vị rất hợp với tôi, ăn một lần rồi sau đó bỏ không được, cứ thèm là ghé. Tôi ăn từ thời cháu nội còn nhỏ xíu, nay nó lớn tồng ngồng rồi. Tôi cũng hay dẫn các con tới đây ăn, riêng bữa nay thèm quá chịu không nổi nên mới tới giờ xế này", bà tâm sự.

Bà Vân cũng nhận xét dù giá mỗi tô ở đây dao động từ 65.000 - 75.000 đồng, nhưng bà không thấy quá đắt vì nằm ở Q.1, thêm vào đó là tiền nào của đó, hương vị bánh canh ở đây đậm đà, các nguyên liệu tươi ngon nên món ăn xứng đáng với giá tiền.

Trong khi đó, đây là lần đầu anh Vũ Kha (27 tuổi, ngụ Q.3) cùng bạn ghé đây ăn. Biết đến quán thông qua mạng xã hội, anh ghé ăn thử và thích hương vị đậm đà của nước lèo cũng như sự vui tính, chiều khách của ông chủ. Anh chàng cho biết có dịp sẽ ghé lại để ủng hộ.


Bình luận