L#227;i suất cho vay, l#227;i suất huy động hay thậm ch#237; cả l#227;i suất tr#234;n thị trường li#234;n ng#226;n h#224;ng được dự b#225;o sẽ vẫn tiếp tục đi ngang trong thời gian tới...

Dữ liệu ghi nhận trong tuần trước (19/7-23/7), lãi suất VND liên ngân hàng biến động rất nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn từ một tháng trở xuống.

Chốt tuần, các mức lãi suất dừng ở mức qua đêm 1,0% (không đổi); 1 tuần 1,14% (tăng 0,04 điểm phần trăm); 2 tuần 1,26% (tăng 0,04 điểm phần trăm); 1 tháng 1,44% (tăng 0,06 điểm phần trăm).

Hiện dòng vốn tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, tức nguồn cung ngoại tệ vẫn dồi dào. Trong khi đó, hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ vào tháng 7 được kỳ vọng sẽ bổ sung thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Đồng thời, các ngân hàng cũng xem xét cẩn trọng hơn với các khoản giải ngân mới do lo ngại khả năng nợ xấu có thể tăng trở lại.

Với việc đầu vào dồi dào nhưng đầu ra được kiểm soát chặt hơn, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì mặt bằng hiện tại, thậm chí có thể giảm nhẹ, chỉ một vài thời điểm chịu áp lực tăng xung quanh yếu tố thời vụ.

Lãi suất liên ngân hàng VND trong thời gian gần đâyLãi suất liên ngân hàng VND trong thời gian gần đây

Tại thị trường Một (giữa ngân hàng và doanh nghiệp), định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước vẫn là duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Sau cuộc họp giữa Hiệp hội Ngân hàng và 16 ngân hàng thương mại chiếm khoảng 80% thị phần tín dụng kết thúc, nhiều ngân hàng đã chính thức công bố giảm lãi suất cho vay. Như vậy, mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của nhà điều hành nhiều khả năng có thể đạt được nên mặt bằng lãi suất cho vay cũng không còn biến động mạnh.

Thực tế cho thấy, số lượng ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đã thưa dần. Nhiều nơi phải “đồng thuận” bằng cách tung ra “chiêu” gói tín dụng hỗ trợ với các đối tượng, điều kiện khác nhau.

Đáng chú ý, cho dù mới đây Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nới room tín dụng cho một vài ngân hàng, nhưng mức tăng không đáng kể, dư địa tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm không còn nhiều.

Ngược lại, số liệu cập nhật cho thấy, tính đến tháng 5/2021, mức tăng trưởng tiền gửi của cư dân chỉ là 2,6%, là mức thấp kỷ lục so với cùng kỳ giai đoạn từ 2015 đến nay. Điều này cho thấy, lãi suất thấp đang làm giảm sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm, người dân không còn mặn mà vào việc gửi tiền ngân hàng.

Lãi suất huy động tiền gửi bình quânLãi suất huy động tiền gửi bình quân

Từ góc độ vĩ mô, VCBS cho biết, dù các quốc gia châu Âu hay Mỹ đã mở cửa trở lại nhờ nỗ lực tiêm phòng vaccine trên toàn thế giới, các ngân hàng trung ương vẫn khá thận trọng và chưa vội vã xem xét thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng.

Với bối cảnh trên, các chuyên gia của VCBS cho rằng, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tăng tăng nhẹ 0,1% - 0,5% tại một số ngân hàng chỉ mang tính cục bộ, không phản ánh sự hình thành xu hướng. Áp lực tăng nhẹ chỉ xảy ra nhằm cân bằng lợi ích của người gửi tiền với xu hướng đa dạng sang các kênh đầu tư.

“Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ổn định ở mặt bằng thấp và sẽ đi ngang trong thời gian tới”, nhóm nghiên cứu VCBS nhấn mạnh.


Bình luận