Do nhu cầu tiền mặt tăng cao n#234;n thanh khoản hệ thống ng#226;n h#224;ng bớt dồi d#224;o. Điều n#224;y khiến giao dịch tr#225;i phiếu Ch#237;nh phủ cũng giảm nhiệt...

Báo cáo tiền tệ trái phiếu tuần từ 19/7 – 23/7 của Công ty Chứng khoán SSI đã thống kê giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp đạt trung bình 8.861 tỷ đồng/phiên, giảm so với mức 10.936 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Đây cũng là giá trị giao dịch thấp nhất kể từ tháng 3/2021 đến nay.

Cũng trong tuần qua, lợi suất trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp ít biến động. Chốt phiên 23/7, các mức lợi suất giao dịch tại 1 năm 0,34% (không đổi); 2 năm 0,57% (không thay đổi); 3 năm 0,87% (tăng 0,01 điểm phần trăm); 5 năm 1,06% (tăng 0,01 điểm phần trăm); 7 năm 1,33% (tăng 0,002 điểm phần trăm); 10 năm 2,16% (không thay đổi); 15 năm 2,44% (tăng 0,005 điểm phần trăm); 30 năm 3,07% (giảm 0,001 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài mua/bán khá cân bằng trong tuần qua. Luỹ kế từ đầu năm đến nay cho thấy, khối ngoại mua ròng khoảng 10,95 nghìn tỷ đồng.

Thanh khoản trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp giảm mạnh - Ảnh 1

Trên thị trường sơ cấp, ngày 19/7, Ngân hàng Chính sách Xã hội tiếp tục gọi thầu 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 và 15 năm. Do chênh lệch giữa lợi suất trúng thầu của trái phiếu này với trái phiếu của Kho bạc Nhà nước ở kỳ hạn 10 năm duy trì ở mức hấp dẫn (0,32 điểm phần trăm) nên toàn bộ trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội kỳ hạn 10 năm được phát hành.

Ngược lại, lợi suất ở kỳ hạn 15 năm không hấp dẫn khiến lượng trái phiếu kỳ hạn 15 năm của Ngân hàng Chính sách Xã hội đấu thầu thất bại.

Đến ngày 21/7, Kho bạc Nhà nước cũng gọi thầu 9.000 tỷ đồng trái phiếu trong tuần với tỷ lệ đăng ký và tỷ lệ trúng thầu giảm mạnh. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được toàn bộ 1.500 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm huy động 2.400/3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm huy động 2.268/3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 30 năm huy động được toàn bộ 1.500 tỷ đồng.

Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm tại 1,05%/năm (giảm 0,03 điểm phần trăm), lãi suất các kỳ hạn còn lại không thay đổi so với phiên đấu thầu trước đó, lần lượt tại 2,15%/năm, 2,43%/năm và 3,05%/năm.

Theo giới chuyên môn, nguyên nhân khiến thanh khoản trên thị trường thứ cấp và tỷ lệ đăng ký cũng như khối lượng trúng thầu trên thị trường sơ cấp giảm là do các yêu cầu giãn cách xã hội được áp dụng triệt để hơn, bao gồm Chỉ thị 16 được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước TP.HCM và Hà Nội khiến cho nhu cầu tiền mặt của người dân tăng lên. Điều này phần nào làm thanh khoản hệ thống bớt dồi dào, kênh giao dịch trái phiếu Chính phủ cũng giảm nhiệt.

Lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trên sơ cấp trong thời gian gần đây.Lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trên sơ cấp trong thời gian gần đây.

Hiện Kho bạc Nhà nước đã công bố kế hoạch phát hành 120.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong quý 3/2021, tăng 20% so với kế hoạch quý 1 và quý 2. Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 và 15 năm tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn (90.000 tỷ đồng).

Trong trường hợp toàn bộ kế hoạch phát hành trong quý 3/2021 thực hiện thành công, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong 9 tháng sẽ đạt 261.500 tỷ đồng, tăng 14.3% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, lượng trái phiếu Chính phủ đáo hạn trong 2021 cao hơn nhiều so với năm ngoái, và khiến cho lượng phát hành ròng chỉ đạt 161.000 tỷ đồng, giảm 31,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu tại SSI nhận định rằng: “Lợi suất trái phiếu Chính phủ sẽ vẫn đi ngang trong ngắn hạn”.

Tại diễn biến gần đây, nghiệp vụ mua lại trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước được kỳ vọng mang lại cho thị trường trái phiếu Chính phủ "làn gió mới" với sự tham gia của nhà đầu tư đặc biệt là Kho bạc Nhà nước, thúc đẩy các giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp và hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên thị trường.

Cụ thể, phiên đấu thầu đầu tiên để mua lại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Kho bạc Nhà nước phối hợp tổ chức đã thành công hôm 13/7. Phiên đấu thầu được thực hiện trên hệ thống mua lại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn (viết tắt là hệ thống ABBS) do HNX xây dựng và phát triển.

Tại phiên này, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 800 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn mua lại là 14 ngày. Có 5 thành viên tham gia chào giá, tổng khối lượng chào giá đạt 1.150 tỷ đồng. Kết quả, khối lượng trúng thầu mua lại đạt 300 tỷ đồng với 2 thành viên trúng thầu.


Bình luận