Thần Tài: Ông Là Ai?

Ngày 10 âm lịch tháng giêng, dân gian xứ Việt gọi là ngày Vía Thần Tài, và ngày này, người nào thờ cúng làm lễ rất hậu, những mong một năm được Thần Tài để mắt đến, ban phúc lộc cho gia chủ.

Vậy Thần Tài là ai, ông là vị thần nào?

Nói đến đây, phải nhắc đến nguyên lai của vị Thần này từ hơn 3.000 năm trước. Thời mà các vị Thần trong tam giới, cùng nhau lập bảng Phong Thần, mục đích tìm ra các vị Thần cai quản các sự vụ trong cõi người. Cùng lúc đó, tại cõi người, dòng họ Thành Thang đến đời Trụ Vương suy bại, cha con Chu Văn Vương và Chu Võ Vương nổi tiếng là hiền đức trong thiên hạ. Theo Thiên Ý, người hiền đức có phúc đức to lớn như vậy sẽ được lựa chọn lên ngôi báu, là người sáng lập ra triều đại mới, thời kỳ mới.

Khi khởi xướng bảng Phong Thần, giữa những người tu luyện theo Triệt Giáo và Xiển Giáo đã xảy ra một cuộc chiến giữa chính và tà. Những ai theo phò trợ người nhân nghĩa hiền đức là Chu Vũ Vương thì được gọi là Chính, còn ai theo kẻ tà ác và bất nhân bất nghĩa như Trụ Vương gọi là Tà.

Cuộc chiến Chính Tà đó, thực ra là một màn diễn của chư Thần và Người thời đó, để làm tham chiếu cho người đời sau hiểu rõ thế nào là Chính Nghĩa và Tà Ác.

👉 Quay lại chuyện Thần Tài, ông chính là Triệu Công Minh, tu luyện trên núi Nga Mi, đạt đến cảnh giới pháp thuật cao cường. Khi bạn hữu là Văn Trọng Thái Sư bị Khương Tử Nha đánh bại, thì ông đã đến để cầu cứu Triệu Công Minh.

👉 Khi bạn hữu đến nhờ tương trợ, Triệu Công Minh cưỡi Cọp đen ra trận với khí thế oai phong, sau đó đánh bại 6 vị đại tiên bên Xiển giáo là Hoàng Long chân nhân, Xích Tinh Tử, Quảng Thành Tử, Đạo Hạnh Thiên Tôn, Ngọc Đỉnh Chân Nhân, Nhiên Đăng Đạo Nhân. Triệu Công Minh có được bản lĩnh này cũng là nhờ vào việc có được bảo bối phù trợ, đó là viên Định Hải Châu – viên ngọc chiếu sáng cung của Thái Thượng Lão Quân đã thất lạc nhiều năm qua, mà không biết lý do gì mà họ Triệu có được.

Khi phe Khương Tử Nha cử Nhiên Đăng đạo nhân ra trận, Nhiên Đăng liệu sức đánh không lại, quay đầu bỏ trốn, dọc đường được 2 đạo sĩ lạ mặt ra tay giúp đỡ là Tiêu Thăng và Tào Bảo. Triệu Công Minh đánh chết được Tiêu Thăng, nhưng Định Hải Châu thì bị Tào Bảo đoạt mất, đành chạy đến đảo Tam Tiên mượn bảo bối của em gái là cây kéo Kim Dao, rồi tiếp tục quay lại để đánh bại Nhiên Đăng lần nữa.

Lần này, bên phe Xiển Giáo xuất hiện một vị đạo sĩ tên Lục Yếm, đã dùng phép tạo hình nhân triệu hồi hồn phách để trù yểm Triệu Công Minh, sau khi họ Triệu ra trận thì vài ngày sau đó bị mất mạng. Nguyên thần bay lên đài Phong Thần.

Do đạo tu hành cao thâm nên ông được Phong Thần,
giữ chức Kim Long Như Ý, Huyền Đăng Chân Quân và cai quản 4 vị thần dưới trướng. Về sau, ông được dân gian tôn thờ là Tài Thần, cùng 4 vị thần khác có tên là Ngũ lộ Thần Tài.

Sở dĩ, ông được dân gian tôn làm Tài Thần là vì đặc tính cầu xin hay nhờ vả đều được ban cho.

Tuy nhiên, không phải ai cầu xin cũng được ban cho tài lộc, mà với điều kiện, người cầu xin đó phải có được phúc đức đó, thì cầu xin mới được.

image