✨✨TU HÀNH KHÔNG PHẢI LÀ BUÔNG BỎ HOÀN TOÀN, MÀ LÀ XEM NHẸ✨✨

Một bữa nọ, hai người bạn ngồi nói chuyện với nhau:

Bạn A: Bạn nè, đạo Phật dạy người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

Bạn B: Đúng rồi! Nhưng bản chất con người là thích nắm vào, ai buông được thì sẽ thấy nhẹ nhàng thanh thản.

Bạn A: Còn Pháp Luân Công mà bạn đang tu luyện thì dạy gì?

Bạn B: Bên đạo Phật dạy rằng:

- Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, sẽ buông bỏ được con dao mổ.
Dùng bố thí thay cho giành giật, sẽ buông bỏ được lòng tham.
Dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng.
Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, sẽ buông bỏ được cố chấp.
Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, sẽ buông bỏ được ngông cuồng.
Dùng nhẫn nại thay cho báo thù, sẽ buông bỏ được giận dữ.
Dùng yêu thương thay cho tham lam, sẽ buông bỏ được tâm bất thiện.

Pháp Luân Công dạy rằng:

- Về ăn uống: con người sinh ra phải ăn để sống, ăn gì cũng được, không truy cầu vào đồ ăn. Không vì muốn ăn tiết canh vịt mà đi cắt cổ con vịt, không vì muốn ăn chay mà làm tàu hũ thành hình miếng thịt heo quay cho đỡ thèm. Đấy là còn chấp trước vào đồ ăn. Đi tiệc vì ăn chay mà yêu cầu chủ nhà phải làm riêng món chay cho mình, đó là vì bản thân mà làm phiền người khác. Người tu luyện Pháp Luân Công không thế, ăn gì cũng được, ngon hay không ngon không bận tâm, miễn no là được.

Không uống rượu vì rượu vào làm loạn tính. Người tu luyện phải làm chủ bản thân mình, ôn hoà đối đãi, không ham vui mà uống bia rượu hại thân, có khi quá đà đánh mất nhân cách.

Không hút thuốc, thuốc lá làm hại phổi và tạo cảm giác sung sướng giả tạo. Người luyện khí công luôn tịnh hoá thân thể, đẩy chất bẩn ra khỏi thân thể đưa năng lượng mới vào, bệnh tật sẽ dần hết, không được hút thuốc làm dơ hại cơ thể của mình.

- Về tiền tài, bố thí: làm từ thiện, bố thí cho người nghèo chỉ là buông một cái tâm xem nhẹ vật chất. Con người còn rất nhiều tâm xấu cần tu sửa: tâm tranh đấu, tâm tật đố ganh tỵ, tâm hiển thị khoe khoang… Kiếm tiền phải minh bạch, bất cứ ngành nghề gì cũng giữ tâm trong sáng, không hám lợi mà đánh mất lương tâm.

Người tu luyện xem nhẹ tiền, luôn nghĩ cho người khác trước nên sẽ dùng tâm từ bi mà làm từ thiện. Sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu là nghiệp thì phải để người ta trả nghiệp chứ không giúp đỡ họ để có danh tiếng. ‘Giao dịch công bằng, giữ tâm cho chính’, phương châm xử thế của người tu luyện Pháp Luân Công, không truy cầu lợi ích cá nhân mà mưu hại người khác.

Đắc Pháp rồi tu luyện, ai cũng thấy rõ con đường quang minh bước tới. Tín Thần, tín Phật, đọc sách học Pháp, chăm chỉ đề cao tâm tính, hiểu rõ thiện ác, nhân quả nên bản thân luôn có thiện niệm, vui vẻ mạnh khoẻ, tràn đầy tự tin và yêu thương cuộc đời.

Tu theo Chân Thiện Nhẫn, không nói lời gian dối để làm người tử tế, sống lương thiện và nhường nhịn để mang lại bình an cho mọi người. Đó là nguyên lý của vũ trụ, đó là cội nguồn của nhân loại.

CHÂN - THIỆN - NHẪN
3 chữ để tu. Tu trong đời thường khó lắm, nhưng khi thực hành việc tốt sẽ tạo Đức mang theo mình mãi mãi, đến nơi này tay trắng khi ra đi cũng trắng tay, sao ta cứ mãi kiếm tiền mà quên tìm niềm vui chân chính cho mình thanh thản.

Khi thấy bạn đau ốm, chữa trị hết tiền mà vẫn không hết đau. Xuất tâm thiện mình nói với bạn hãy tu Pháp Luân Đại Pháp bạn sẽ có thân tâm nhẹ nhàng. Người tu không nói dối, bao nhiêu lời nói ra cũng chỉ muốn bạn biết tốt xấu mà thôi.

Ngày mới xin gửi lời yêu thương đến tất cả mọi người. Thân tâm an lạc là niềm vui và hạnh phúc ở thế gian.

✍ NL.
Ảnh Học Viên Pháp Luân Công Tu luyện Theo Chân Thiện Nhẫn
Bài chia sẽ Hổ Trợ Học Pháp Luân Công Việt Nam.

image