NHỮNG BÔNG HOA
NHỮNG BÔNG HOA

NHỮNG BÔNG HOA

6 Các thành viên

TẢN MẠN VỀ TIỀN BẠC

Đúng, tiền không mua được
Hạnh phúc và tình yêu.
Nhưng cái tiền mua được
Quả thật cũng rất nhiều.

Không tiền nào có thể
Mua thời gian, tất nhiên.
Nhưng mướn người làm hộ
Thì cần phải có tiền.

Không mua được giấc ngủ,
Nhưng tiền mua được giường.
Mà nằm giường dễ chịu
Hơn năm bên vệ đường.

Không mua được kiến thức,
Có tiền, kẻ ngu đần
Có thể thuê tiến sĩ
Viết luận án, luận văn.

Không mua được sức khỏe,
Nhưng ốm, không có tiền,
Sẽ không được chữa trị.
Lúc ấy sẽ rất phiền.

Người nhiều tiền, lắm của,
Dẫu bất chính, bất tài,
Được nhiều người nể trọng,
Chí ít ở bề ngoài…

Không mua được hạnh phúc
Và tình yêu, tất nhiên,
Nhưng tình yêu, hạnh phúc
Không thể sống thiếu tiền.

Vậy tiền tốt hay xấu?
Nghèo đói dù có tài
Và ngu nhưng giàu có,
Thực chất ai hơn ai?

Câu hỏi này thật khó.
Tiền vừa chẳng là gì,
Nhưng lại là tất cả.
Tốt hay xấu còn tùy.

Ta ngại ngùng thừa nhận
Một thực tế hiển nhiên -
Cái ta mong muốn nhất,
Rốt cục vẫn là tiền.

image

BÀN VỀ GIẢI HẠN
Sách xưa truyền lại có 3 bảng tính vận hạn cho con người theo các độ tuổi từ 1 đến 100 tuổi, trong đó có một bảng tính hạn giống nhau cho cả nam và nữ và 2 bảng tính vận hạn cho tuổi nam, nữ khác nhau khi cùng đến một tuổi nhất định. Loại bảng tính hạn thứ nhất dùng 12 sao (quy ước) là: Thái tuế, Thái dương, Tang môn, Thái âm, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ, Phúc đức, Điếu khách, Bệnh phù, dùng chung cho cả nam và nữ khi cùng đến một tuổi nhất định. Còn hai bảng tính vận hạn riêng cho nam, nữ khác nhau khi đến cùng một tuổi thì một bảng dùng 8 sao (quy ước): Tam kheo, Ngũ hổ, Thiên tinh,Toàn tân, Thiên la, Địa võng, Diêm vương, Huỳnh tuyên, được tính cho các tuổi liên tục từ 11 cho đến 98 tuổi, còn một bảng khác thì lại dùng 9 sao (quy ước) như: Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hớn, Kế đô, Thái âm, Mộc đức, La hầu, cũng chỉ tính hạn cho con người từ 11 cho đến 100 tuổi. Nếu người nào đã có chút kiến thức Nho học thì chỉ cần biết tên chữ là hiểu được ý nghĩa của năm mà mình đến độ tuổi ghi trong bảng hạn. Chữ "hạn" được dùng trong trường hợp này cùng nghĩa với chữ "hạn" trong thời hạn, hạn kỳ, nhưng nhiều người do không hiểu nên đã lo sợ và dị ứng với khái niệm này, tự làm rối tâm mình và tốn thời gian, cũng như tốn tiền bạc để đi làm lễ "giải hạn". Theo khoa học tâm linh, vận hạn của mỗi người vận động theo quy luật của các chu kỳ sinh học, đồng thời chịu tác động của trường thông tin vũ trụ đến trường sinh học, ứng với các giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi con người. Một người có hiểu biết có thể tự hạn chế bớt được những những ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống của mỗi cá thể bằng cách hiểu được chữ "hạn" khác trong nghĩa của từ "hạn chế", ví dụ như: hạn chế tham vọng, hạn chế đầu tư, hạn chế ăn chơi hưởng lạc, hạn chế đi lại, ...Trong một bản kinh đã chỉ rõ: "Chư Phật không rửa sạch tội lỗi, không đưa tay ban phép để cho hữu tình bớt đau khổ, không trao sự chứng ngộ chân như của Ngài cho kẻ khác. Ngài giải thoát cho mọi người bằng giáo lý về chân như" !

image
image

ĐẠO ĐỨC CỦA SỰ HOAN HỈ

Trong nhiều môi trường, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, và đặc biệt như trong giới ca sĩ. Người ca sĩ thường tranh giành cảm tình của quần chúng, ai cũng muốn được quần chúng chú ý và yêu mến hơn. Nếu thấy một ca sĩ khác được mến mộ hơn thì sinh lòng ấm ức. Đó là tâm lý mà người ca sĩ hay vướng phải, và cũng vì cái nhân này, họ không thể trở thành danh ca của mọi thời đại.

Hiếm ai có được đạo đức của sự hoan hỉ, thấy kẻ khác được ái mộ mà lòng mình thật sự vui theo.

Tương tự như vậy, giảng sư cũng là người dễ thu hút sự quan tâm và cảm tình của quần chúng. Nếu một giảng sư khởi tâm khó chịu trước sự ái mộ mà quần chúng dành cho một giảng sư khác, thì người này vừa gieo một cái nhân xấu, về sau giảng sẽ không hay nữa.

Phải làm sao khi người khác được quần chúng thương mến, lòng mình thật sự vui mừng vì thấy chúng sinh có thêm một bậc thầy để học hỏi, nương tựa. Nếu nghĩ được như vậy thì tài năng ngày càng vượt lên mãi và những bài giảng sẽ luôn thu hút quần chúng.

(Trích trong sách NHÌN LÊN NHÌN XUỐNG trang 82 do Tiến sĩ Luật học TT THÍCH CHÂN QUANG biên soạn)

image