CÂU CHUYỆN MỖI NGÀY
CÂU CHUYỆN MỖI NGÀY

CÂU CHUYỆN MỖI NGÀY

3 Các thành viên

Hai người yêu nhau, hơn nhau ở chữ "NHỊN"❤

Yêu nhau, có thể hơn nhau tuổi tác, nhưng không phải ai lớn hơn thì nói có lý hơn.🤗

Yêu nhau, có thể hơn nhau về địa vị, nhưng khi đã là của nhau thì bình đẳng như nhau.❤

Trước khi quen nhau, có thể hơn nhau về điểm xuất phát. Nhưng khi là người yêu nhau thì điểm xuất phát như nhau.😊

Tiền bạc và địa vị đâu làm nên hạnh phúc cho tình yêu. Yêu nhau hơn nhau ở chữ "NHỊN" là đủ.❤

Yêu nhau làm gì có sự tồn tại của thắng thua và thiệt hơn. Chỉ cần hạnh phúc của cả hai là đủ.🤗

Trong cuộc sống không thiếu gì những lúc nóng nãi và buồn bực. Nếu vì hiếu thắng cãi lý thì rất dễ đổ vỡ. Những đổ vỡ nhỏ sẽ dẫn đến những đổ vỡ lớn hơn.😊

Đã yêu nhau thì thay vì cãi lý so bì với nhau. Mỗi người chỉ cần nhường nhịn nhau, thương yêu, thông cảm thấu hiểu nhau. Tình yêu tự khắc sẽ bình yên êm ấm.❤

Một người con trai biết nhường nhịn cô gái của mình, cô ấy càng yêu chiều và tôn trọng anh ấy hơn. Tính hiếu thắng trong xã hội là không nên có, trong tình yêu càng không !❤

image

TỰ MÌNH

Đừng nhìn rồi ngưỡng m.ộ ai
Tự mình, mình ngắm chính mình mà thôi
Tự mình làm tấm gương soi
Tự mình đ.á.nh g.i.á xem "t.ồ.i hay xinh"

Người đời kh.o.e cái dễ nhìn
X.ấ.u đem gi.ấu nhẹm, một mình tự ôm
Người qua k.ẻ lại ngó, dòm
Cây k.i.m trong bọc, cũng ch.ồ.m đ.ầ.u ra

Thế nên đừng ngắm đâu xa
Tự mình cố gắng, "thăng hoa" chính mình…!!!

image

KỶ LUẬT CÔNG VIỆC VÀ KỶ LUẬT CUỘC SỐNG
Giá trị của kỷ luật là khiến bạn hoàn thành một việc đúng với mục tiêu đã đạt ra, ngay cả khi bạn không thích làm việc đó.
Kỷ luật có thể áp dụng trong cả công việc và cuộc sống.
Nhưng đại đa số lại chỉ ứng dụng kỷ luật trong công việc nên đã không biết rằng ta chỉ tận dụng 1/10 giá trị thực sự của kỷ luật.
Kỷ luật trong công việc chính là cam kết về hiệu suất, về thành quả hay số giờ làm việc tối thiểu để đổi lấy lương bổng. Chính xác là bạn chỉ có thể kỷ luật khi được hứa hẹn về một phần thưởng cụ thể. Vì thế, kỷ luật trong công việc rất dễ và đôi khi không đem lại giá trị to lớn.
Ngược lại những khía cạnh khác trong cuộc sống như học tập nâng cao kỹ năng, rèn luyện sức khoẻ hay xây dựng một thói quen tốt thì tất cả đều thiếu vắng kỷ luật.
Vì việc học tiếng Anh, tập gym hay đọc sách đều không đem lại phần thưởng và giá trị ngay lập tức. Thậm chí bạn mất hàng tháng hàng năm trời thì những gì bạn đầu tư mới đem lại kết quả.
Nghịch lý ở đây là bạn có kỷ luật trong công việc của người khác giao hơn là có kỷ luật với chính bản thân mình.
Nghịch lý tiếp theo là bạn thích nhận phần thưởng của người khác trao cho mình hơn là chính bản trao những phần thưởng lớn hơn nhiều cho bản thân.
Bản năng của con người là chỉ muốn sung sướng và hưởng thụ. Do vậy kỷ luật trong cuộc sống gần như là một nhiệm vụ bất khả thi.
Nhưng nếu bạn không áp dụng kỷ luật vào cuộc sống của mình để đạt được tiến bộ về tư duy và kỹ năng thì chất lượng cuộc sống sẽ không bao giờ cải thiện.
Kỷ luật công việc giúp bạn có được sự an toàn.
Nhưng kỷ luật trong cuộc sống chắp cánh cho sự thăng hoa.
Vậy phải làm thế nào?
Hãy thiết lập kỷ luật cho bản thân thông qua một cam kết.
Hãy viết cam kết đó ra giấy, lên smartphone, lên máy tính và thực hiện nó.
Hãy viết thật rõ ràng bạn sẽ làm những việc gì, trong bao lâu, ở đâu, sẽ hoàn thành vào lúc nào thật chính xác như công việc kiếm sống đã đòi hỏi bạn.
Bạn phát triển như thế nào, bạn kiếm được bao nhiều tiền ra sao, bạn trở nên quan trọng với bao nhiêu người tuỳ thuộc những giờ phút kỷ luật trong cuộc sống của bạn .
Khi bạn viết ra, bạn sẽ hành động.
Khi bạn hành động bạn sẽ có kết quả.
Kỷ luật không phải là 8 tiếng trong công việc.
Kỷ luật là thêm 8 tiếng nữa để biến đổi cuộc sống của bạn.

image

Đời người không có hoàn mỹ, chỉ có hoàn thiện. Năm tháng không có thập toàn thập mỹ, chỉ có cố gắng.

Dựa vào núi, núi sẽ đổ. Dựa người, người sẽ bỏ đi. Sống trên đời này, muốn tồn tại, chỉ có thể dựa vào chính mình mà thôi.

image

🙏CHỬI MẮNG VÀ LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT?
Khi còn tại thế, một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:- Cù-đàm có điếc không?
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
🙏Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn.Con người do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. Như thế mới được an vui.Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc.

image