Việc áp đặt suy nghĩ, cảm xúc của cha mẹ lên con có thể khiến đứa trẻ mất tự do, thiếu độc lập, rồi trở thành "thảm chùi chân" của người khác.

Việc áp đặt suy nghĩ, cảm xúc của cha mẹ lên con có thể khiến đứa trẻ mất tự do, thiếu độc lập, rồi trở thành "thảm chùi chân" của người khác.

Cần con thể hiện tình cảm với mình

Nhà giáo dục của Đại học Bang Michigan, Kendra cho rằng, việc bắt trẻ thể hiện tình cảm gượng ép hoặc thể hiện tình cảm khi chúng không thoải mái sẽ khiến trẻ nghĩ rằng đôi khi mình không được toàn quyền quyết định cơ thể mình.

Trẻ sẽ cảm thấy mục đích chính của nó trong cuộc sống là làm hài lòng người khác. Con bạn có thể cảm thấy nhu cầu của bản thân chỉ là thứ yếu và mình không có quyền riêng tư.

Cách nuôi dạy con sai lầm sẽ khiến sau này lớn lên, đứa trẻ nghĩ bản thân vô dụng khi không làm hài lòng người khác. Con bạn dễ cảm thấy bất an và đánh giá thấp giá trị bản thân.

Bắt con chịu trách nhiệm với cảm xúc của cha mẹ

Đúng là việc đổ lỗi sẽ làm tăng khả năng kiểm soát đối với trẻ và giảm gánh nặng nuôi dạy con của một phụ huynh độc đoán. Đứa trẻ dễ quản lý hơn nhưng chất đầy nỗi sợ hãi, ràng buộc về đạo đức. Con sẽ chọn hướng dễ dàng vì chúng yếu hơn.

Lớn lên, chúng chỉ co ro trong một giới hạn vì nỗi sợ đã lấn át tất cả. Đứa trẻ trở thành một người ngoan ngoãn nhưng không tự do và hạnh phúc.

Bắt con kìm nén nhu cầu chính đáng

Chẳng hạn như bạn ép con tham gia môn thể thao hoặc chọn nghề bạn cho là tốt, nhưng đứa trẻ không thích. Chúng có thể trở thành một người nổi loạn để chứng minh mình sẽ không đáp ứng yêu cầu của bất kỳ ai.

Hoặc con bạn có nguy cơ là "tấm thảm chùi chân" của người khác, khi không thể tự bảo vệ mình, khiến bản thân bị lợi dụng bởi những kẻ hung hãn.

Cha mẹ "trực thăng"

Cha mẹ được ví như những trực thăng, luôn bay lở lửng trên đầu con, kiểm soát mọi thứ liên quan để trẻ vì nghĩ sẽ giúp con an toàn.

Về cơ bản, bạn có mặt để cứu con khỏi mọi hậu quả, cả tốt và xấu. Tuy nhiên, hành động đó làm trẻ hiểu nhầm rằng thế giới và con người không an toàn. Suy nghĩ này sẽ hằn sâu vào đầu con khi nó lớn lên.

Tính độc lập rất quan trọng. Những điều đơn giản như chơi một mình có thể sẽ rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Chúng học cách tự giải trí và có hoạt động độc lập để tự tận hưởng mà không cần người khác giúp đỡ.

Bỏ qua các câu hỏi nghiêm túc của con

Nếu hành động như vậy, bạn đang bỏ lỡ cơ hội tác động tích cực và giáo dục trẻ. Đứa trẻ cảm thấy an toàn nên mới đưa ra câu hỏi và chúng cần được tôn trọng. Chúng cũng ngầm hiểu mình có thể hỏi những câu này và đến gặp cha mẹ để hỏi khi cần.

Thay vì bỏ qua câu hỏi của trẻ, hãy làm con cảm thấy thoải mái, cởi mở. Hãy tập trung nhất có thể khi trả lời.

Ép con kết bạn

Chúng ta có thể khuyến khích con kết bạn nhưng hãy lắng nghe chúng. Việc ép buộc con vào một tình bạn mà chúng không hứng thú, thậm chí không muốn sẽ khiến tình bạn đó thất bại. Hành động này dễ làm con bạn cảm thấy không được lắng nghe. Chúng nghĩ rằng bạn đã phá vỡ lòng tin của chúng.

Nếu lòng tin liên tục bị lung lay, con bạn khi lớn lên sẽ lo lắng, khó tin tưởng người khác. Chúng cũng có thể thấy bị cô lập, không thoải mái khi đứng cạnh người có địa vị xã hội.

Sự bất ổn trong gia đình

Sự bất ổn trong gia đình có thể là sự thay đổi nơi ở, người chăm sóc trẻ, tình cảm của cha mẹ (ly hôn hoặc có quan hệ ngoài luồng). Sự bất ổn có thể sẽ khiến con bạn gặp khó khăn, đặc biệt nếu chúng trải qua những thay đổi lớn từ khi con nhỏ. Ví dụ, khi một người trông trẻ đến và đi, con ngơ ngác không hiểu tại sao. Thói quen sinh hoạt của chúng cũng sẽ bị thay đổi. Đứa trẻ sẽ hình thành quan điểm: "Một người biến mất chỉ đơn giản là để được thay thế bởi một người khác".

Không tin tưởng con

Tin đứa trẻ khác mà không tin con mình, không cho chúng không gian để thử nghiệm có thể phá vỡ lòng tin giữa trẻ và cha mẹ. Loại hành vi này sẽ dễ khiến con bạn nổi loạn, làm những việc không nên làm. Hãy cho trẻ thấy bạn tin tưởng con bằng cách giúp chúng hành động một cách chính trực và trung thực.

Gắn trải nghiệm cá nhân của mình lên con

Ai cũng có nỗi sợ hãi và mối quan tâm riêng. Ai cũng muốn con mình được an toàn và hạnh phúc. Nhưng nếu bạn đặt nỗi sợ hãi và kỳ vọng cá nhân vào con, có thể khiến chúng buồn.

Chúng dễ nhầm nỗi sợ hãi của bạn với sự thất vọng và tin bạn nghĩ con sẽ thất bại. Trẻ sẽ cảm thấy không được hỗ trợ và không an toàn.

Nhật Minh (Theo Brightside)


Bình luận